Bán hàng theo hình thức livestreams không phải là dành cho số đông và dành cho tất cả các sản phẩm. Nên chúng ta không phải quá lo lắng, bởi không phải ai livestreams cũng có người mua, và không phải khách hàng nào cũng vào xem livestreams cũng để mua hàng. Vì vậy, sàn thương mại điện tử vẫn là chân ái các bạn ạ.

Trước khi có buổi livestreams đình đám của Hà Linh ngày 4.4; thì nhiều bạn cũng đang livestreams bán hàng rất thành công trên facebook, trên youtube; và ngay cả trên chính shopee. Theo các số liệu báo cáo mới nhất, thì shopee vẫn là sàn có doanh số cao nhất, bỏ xa doanh số của các sàn khác tại Việt Nam cộng lại; Tiktok có doanh số tăng vọt, vượt tiki, nhưng đó là doanh số gộp, có nghĩa là chỉ cần đơn được xác nhận trên Tiktok là tính, tính cả các đơn không thành công, bị hoàn về. Vậy nên phát triển nóng và lôi cuốn như vậy thôi chứ vẫn là muỗi nhé ????

Dù sao thì Tiktok cũng là mạng xã hội giải trí, người dùng vào Tiktok để giải trí là chính, nên bản thân mình cũng sẽ lướt qua rất nhanh, những video quảng cáo bán hàng; và muốn bán được hàng thì chúng ta phải xây dựng kênh, có mục đích và xác định là để bán hàng ngay từ đầu (như Hà Linh hướng tới là Mỹ Phẩm, Thời Trang và đang lấn sân sang ẩm thực, đón đầu TikTok Food sẽ ra mắt vào cuối năm nay). Đó là phải có đội ngũ, làm reviews, trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực xác định và ngành hàng mà ta hướng tới, như vậy thì khi chúng ta livestreams bán hàng thì mới có người xem, và mua hàng. Mình có nhiều bạn, có hơn 700k theo dõi trên Tiktok, nhưng để livetrems bán hàng thì hầu như không có người xem, rào cản để trở thành chiến thần Livestreams bán hàng là rất lớn. Chúng ta là số đông, vẫn nên chọn kiểu đánh du kích truyền thống của cha ông thôi. Review đánh giá sản phẩm giúp cho những người mua sau biết được chất lượng của sản phẩm mình định mua, nhưng một số nền tảng lại cho phép người dùng không sử dụng sản phẩm mà vẫn có thể đánh giá xếp hạng của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, và người bán có thể thuê người review đánh giá ảo, và tình trạng này cứ tiếp diễn thì đến một lúc nào đó, người dùng sẽ không tin vào những KOL nữa, và họ sẽ quay lại các sàn thương mại điện tử để mua hàng, bởi tại đó thì sàn sẽ là tổ chức đứng ra để đảm bảo quyền lợi cho người mua hàng và có những chính sách chặt chẽ đối với người bán hàng.

Ngoài ra khi bán hàng trên nền tảng giải trí các bạn phải tìm hiểu phí, phạt và tỉ lệ bom hàng, thời gian rút tiền, mình nghĩ các bạn sẽ hết hồn chim én ngay thôi.

Livetreams bán hàng thì các KOL thường chọn các mặt hàng trung tính, kiểu Phạm Thoại bán tai nghe không dây, khẩu trang, các nhãn hiệu mới muốn thâm nhập thị trường, chứ không phải tất cả các sản phẩm đều có thể bán được trên Tiktok. Tất nhiên, cũng có một số bạn tạo video để bán hàng như một cách làm quảng bá, ví dụ như bán bất động sản, bán ô tô, bán máy tính bảng, điện thoại. Và khi nền tảng không còn đốt tiền để thu hút sự quan tâm của người dùng nữa, và người bán cảm thấy rất khó khăn và đuối sức, khách hàng dần hiểu ra các chiêu trò của các KOL thì trào lưu và sức hút của hình thức bán hàng này sẽ hạ nhiệt mà thôi.

Còn bạn, xu hướng bán hàng qua livetreams có làm bạn lo lắng? Hãy comment cho mình biết quan điểm của bạn.


Buba Việt Nam (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn chia sẻ lại thông tin từ website này)