Thương mại điện tử, có thể được hiểu đơn giản là mua và bán trên nền tảng
kỹ thuật số, trên internet, hay gọi dân dã là trên mạng. Vì vậy bạn chỉ cần lên
mạng là có thể đăng thông tin sản phẩm dịch vụ, tìm hiểu về thông tin sản phẩm
dịch vụ rồi ra quyết định bán và mua một sản phẩm dịch vụ. Cứ có thiết bị kết nối
với mạng interner là chúng ta có thể thực hiện một loạt các hành vi mua và bán.
Vì vậy chúng ta có thể bán trên mạng xã hội như facebook và zalo, hay lập một
trang web để bán hàng.
Tuy nhiên việc thực hiện giao dịch mua và bán trên mạng xã hội hoặc các
trang web cá nhân thường mang lại tâm lý lo lắng và trải nghiệm xấu cho cả người
bán và người mua, đồng thời hạn chế các khả năng mở rộng tập khách hàng cũng như
tìm được cho người mua nhiều lựa chọn tốt hơn cho một món hàng. Chính vì vậy mà
sàn thương mại điện tử ra đời.
Sàn thương mại điện tử được thành lập để tập trung mua và bán trực tuyến,
nên sẽ hướng đối tượng truy cập vào sàn cùng chung một mục đính bán hoặc mua một
sản phẩm dịch vụ, với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ không giới hạn số lượng người
bán, người mua, và số lượng hàng hóa; đồng thời đứng ra để đảm bảo cho khách hàng
trong suốt quá trình mua hàng. Thông thường khi mua hàng online, khi đã xác lập
giao dịch và thanh toán cho người bán, thì người mua sẽ không còn quyền đổi trả
hàng, nếu như không được sự chấp thuận của người bán, nhưng trên sàn thương mại
điện tử thì khi đã thanh toán, nhận hàng và không đúng với hình ảnh, mô tả và tư
vấn của người bán, thì người mua hàng có quyền yêu cầu trả hàng và hoàn tiền. Chỉ
khi khách hàng xác nhận đã nhận hàng, hoặc qua một thời hạn nhất định để khách
kiểm tra dùng thử, tiền hàng đó mới được chuyển cho người bán. Sàn thương mại điện
tử cũng giúp cho người bán, người sản xuất tiết kiệm được chi phí bán hàng, để
tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, và hạ giá thành sản phẩm, để đưa tới
các mặt hàng chất lượng, lại có giá tốt.
Tại Việt Nam, chúng ta được tiếp cận với sàn thương mại điện tử Lazada sớm
nhất, sau đó là Shopee, cùng hai sàn thương mại điện tử của Việt Nam là Tiki, và
Sendo,… và một số sàn khác.
Mặc dù sự tăng trưởng của thương mại điện tử trong thời gian qua rất
nhanh chóng, luôn ở hai con số, nhưng tỉ lệ giao dịch trực tuyến vẫn còn chiểm
một tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch thực tế, trong hoạt mua và bán trên thị trường.
Việc định nghĩa sàn thương mại điện tử cho người dùng Việt Nam sẽ vẫn cần thời
gian dài nữa, và vẫn còn cần thêm nhiều sàn thương mại điện tử nữa để phát triển
nền kinh tế số ở Việt Nam. Chính vì vậy mà BUBA ra đời, chúng tôi sẽ không cạnh
tranh với sàn nào, mà như là thêm một lựa chọn cho người bán và người mua, nâng
cao chất lượng phục vụ và trải nghiệm cho người dùng.
Với nền sản xuất non trẻ của gần 1 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam, đa số các doanh nghiệp của chúng ta quan tâm nhiều đến xuất khẩu, mà chưa dành
một sự quan tâm đúng mực vào thị trường nội địa. Trên các gian hàng của các sàn
thương mại điện tử, hàng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không được bày bán
nhiều. Điều này cần được thay đổi, để hàng của Việt Nam đến tay được người tiêu
dùng Việt Nam, và người tiêu dùng Việt Nam xứng đáng có được 1 sản phẩm chất lượng
cao với giá tốt.
Với những tâm nguyện đẹp đẽ đó, BUBA cam kết là một sàn thương mại
điện tử có trách nhiệm; vì sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam, vì nền
kinh tế Việt Nam, và vì người tiêu dùng Việt Nam.
Thêm một bình luận